Hóa chất lò hơi (Hóa chất bảo dưỡng, hóa chất tẩy cáu cặn)

Nước sử dụng cấp cho lò hơi đa số là nguồn nước tại khu vực đặt nhà máy mà bản chất nguồn nước mỗi khu vực, vùng miền là khác nhau có rất nhiều huyền phù, chất rắn hòa tan.

Bản chất của quá trình sinh hơi là cô đặc nguồn nước hơi nước được đưa ra khỏi thiết bị để sử dụng, còn lại phần lớn các chất rắn hòa tan và không hòa tan được giữ lại trong thiết bị lò hơi tạo thành cáu cặn ( Silica, CaCO3 …) bám trên bề mặt tao đổi nhiệt cản trở quá trình truyền nhiệt giảm tuổi thọ và hiệu suất của hệ thống.

Tác hại của nồi hơi bị cáu cặn, ăn mòn

– Giảm hiệu suất truyền nhiệt, giảm hiệu suất hoạt động của nồi hơi.
– Tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào do phải xả đáy nhiều hơn dẫn đến thiếu hụt hơi.
– Tăng chi phí điện, nước đầu vào đồng thời tăng chi phí nước thải, khí thải.
– Dẫn đến hỏng nồi hơi --> ngừng sản xuất --> gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp khi mất thời gian sửa chữa, thay thế (ít nhất từ 7 đến 10 ngày).
– Tăng chi phí tẩy rửa nồi hơi.
– Tăng chi phí hóa chất sử dụng.
– Tắc ống gây cháy ống -->ngừng sản xuất
– Hậu quả xấu nhất là dẫn đến nổ nồi hơi gây thiệt hại lớn về người, tài sản và uy tín của doanh nghiệp.

Hóa chất lò hơi
Hóa chất lò hơi

Để hạn chế hiện tượng cáu cặn và ăn mòn trong lò hơi chúng ta sử dụng 2 biện pháp đó là cơ học và hóa học

Biện pháp cơ học
– Sử dụng hệ thống làm mềm nước (Softener) để loại bỏ bớt độ cứng có trong nước (Ca++. Mg++), giảm cáu cặn và sự hình thành cáu cặn khi đưa vào nồi hơi.
– Sử dụng hệ thống gia nhiệt nâng nhiệt độ nước cấp nên >70 độ C để đuổi khí O2, H2, CO2… có trong nước.
– Tẩy rửa cáu cặn định kỳ 3 tháng một lần bằng các dụng cụ cơ khí, bơm cao áp…
* Biện pháp hóa học
– Kiểm soát chất lượng nước nồi hơi bằng cách sử dụng hóa chất bảo dưỡng Lò hơi.
– Lấy mẫu nước định kỳ để kiểm tra, dự đoán xu hướng cáu cặn và ăn mòn đang diễn ra trong hệ thống.
– Không mất thời gian và chi phí dừng nồi hơi để tẩy rửa, thay thế ống bị bít do cáu cặn (nếu không sử dụng hóa chất)

Hóa chất lò hơi
Hóa chất lò hơi

Ưu điểm của biện pháp hóa học:

– Hóa chất dạng lỏng có tác dụng chống cáu cặn, ăn mòn cho nồi hơi

– Giải quyết triệt để tất cả các vấn đề như oxy hòa tan, ăn mòn chung, các chất vô cơ, hữu cơ, ăn mòn axit

– Tăng tuổi thọ nồi hơi (có thể lên đến 40 năm nếu bảo dưỡng, sử dụng đúng cách).
– Tiết kiệm chi phí nguyên liệu đốt, chi phí điện, nước, tăng chất lượng hơi của nồi hơi.
– Tiết kiệm chi phí sửa chữa, chi phí tẩy rửa nồi hơi.
–  Không mất thời gian dừng lại để tẩy rửa, thay thế các ống bị bít bên trong nồi do cáu cặn gây nên.

Nồi hơi sau một thời gian sử dụng, trong trường hợp không dùng hóa chất duy trì chống đóng cáu cặn, ăn mòn sẽ cần phải tẩy rửa (thông thường là 6 tháng 1 lần).

Phương pháp tẩy rửa cặn:

(bắt buộc phải dừng nồi hơi, lò hơi từ 1 đến 2 ngày) giúp loại bỏ các mảng bám, cáu cặn trên đường ống (gây nghẹt đường dẫn) để giảm thiểu chi phí tiêu cao nguyên vật liệu không đáng có, bảo vệ nồi hơi. Tránh trường hợp do quá bẩn, nồi hơi bị tắc ống, gây nứt ống – tốn thời gian & chi phí sửa chữa.
Cần chú ý sử dụng hóa chất loại tốt, để không gây hư hại cho nồi hơi, đem lại hiệu quả cao khi tẩy rửa.

Hóa chất tẩy rửa chuyên dùng

Fansipan cung cấp hóa chất không chứa tạp chất, được thiết kế để sử dụng như một chất loại bỏ gỉ sắt, cáu cặn và xói mòn hiệu quả cho kim loại thường như thép mềm, đồng thau, đồng đỏ, sắt chống gỉ và các loại kim loại pha trộn khác mà không ăn mòn bề mặt kim loại.

Độ axit của hóa chất chỉ có hiệu quả khi hợp chất được hoà tan trong nước.

Hóa chất loại bỏ gỉ sắt, cáu cặn và xói mòn một cách nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Ô nhiễm đơn giản là để lại trên bề mặt một vệt sáng bóng.

Hóa chất cũng dễ dàng hoà tan trong nước và tạo ra dung dịch cô đặc không có khói và mùi độc hại.

Nếu bạn có thắc mắc hay cần trợ giúp gì vui lòng để lại bình luận để Lâm Phan hỗ trợ nhé.

Để lại một bình luận