So sánh giữa các nhiên liệu đốt lò hơi

Trong các loại chi phí khi vận hành lò hơi thì nhiên liệu đốt chiếm tới 90% chi phí. Do đó, các doanh nghiệp đều muốn tối ưu chi phí này. Trong bài viết này, Fansipan sẽ chia sẻ đến bạn đọc những so sánh  nhiên liệu đốt lò hơi, và lời khuyên nên lựa chọn công nghệ đốt hơi nào để tiết kiệm chi phí và đảm bảo hạn chế khí thải ra môi trường.

 Đặc trưng các loại nhiên liệu 

Ở Việt Nam có rất nhiều loại nhiên liệu hóa thạch phổ thông như dầu deiesel, than đá. Các doanh nghiệp có thể mua dễ dàng nhưng các loại nhiên liệu này có giá thành cao.

Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng có rất nhiều nhiên liệu thay thế khác được sản xuất từ các chế phẩm nông nghiệp, công nghiệp khác như mùn cưa, dăm băm, cành cây,…. Hiện nay các nguồn nhiên liệu đốt này có giá thành khá rẻ rất dễ mua tại tất cả các vùng miền từ Bắc vào Nam.

Viên nén
Nhiên liệu đốt lò hơi – viên nén
củi cây
Nhiên liệu đốt lò hơi – củi cây
vỏ trấu
Nhiên liệu đốt lò hơi- vỏ trấu
than đá
Nhiên liệu đốt lò hơi – than đá

 Các loại nhiên liệu đốt lò hơi đặc trưng riêng của từng vùng miền ở Việt Nam như sau:

  • Đối với Miền Tây Nam bộ có nguồn cung cấp vỏ trấu, trấu nghiền, củi trấu, trấu viên rất dồi dào nhưng giá thành thay đổi theo mùa vụ. Tại các tỉnh miền Tây có thể sử dụng nguồn như liệu dự phòng là than nhập khẩu từ Indonesia cũng có giá thành khá thấp và quý vị có thể sử dụng vào những thời điểm giá nhiên liệu trấu lên cao.
  • Đối với miền Đông Nam bộ bao gồm Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận có rất nhiều nguồn nhiên liệu có sản lượng rất lớn và giá thành rẻ như dăm băm, mùn cưa, trấu nghiền, bã điều, củi cây, củi trấu và nguồn nhiên liệu than đá nhập khẩu từ Indonesia.
  • Đối với miền Trung nguồn nhiên liệu củi băm và mùn cưa là hai loại nhiên liệu chủ đạo có trữ lượng dồi dào và đơn giá thấp. Tuy nhiên miền Trung cũng có nguồn nhiên liệu than đá nhập khẩu từ Indonesia được vận chuyển từ các cảng ở khu vực phía nam nhưng chúng có giá thành nhỉnh hơn so với khu vực miền Nam.
  • Đối với miền Bắc ngoài nhiên liệu củi băm, mùn cưa có số lượng lớn đơn giá rẻ thì khu vực này còn có nguồn nhiên liệu khá phổ biến là củi cây, than đá nhập khẩu từ Indonesia, vỏ trấu có tại một số tỉnh của đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình nhưng số lượng ít do canh tác tại khu vực này không tập trung.
  • Khu vực Tây Nguyên có thêm nguồn nhiên liệu đốt vỏ cà phê. Khu vực các tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận, Khánh Hòa có thêm nguồn liệu trấu nghiền.

    Bảng so sánh nhiên liệu đốt lò hơi

    Dưới đây là bảng giá thành một số loại nhiên liệu phổ thông có số lượng lớn và nhiệt trị của chúng để khách hàng dễ hình dung và so sánh.

    STT

    Nguyên liệu/

    nhiên liệu

    Nhiệt trị

    Kcal

    Kg nhiên liệu/

    1 tấn hơi

    Giá thành

    Vnđ/ kg

    Thành tiền

    Vnđ

    1

    Điện 860 697  Kw 2.700

    1.881.900

    2

    Ga 12.000 50 kg 28.000 1.400.000

    3

    Dầu FO 10.000 60 kg 19.500 1.170.000

    3

    Dầu DO 10.000 60 kg 21.300

    1.278.000

    4 Than cục 4 7.000 85 kg 4.620

    392.700

    5

    Than cám 5.000 120 kg 3.500

    420.000

    6

    Trấu 3.500 175 kg 100 175.000

    7

    Mùn cưa/ Bã điều  4.500 130 kg 1.500

    195.000

    8 Viên nén gỗ 4.500 130 kg 2.400

    312.000

     Cách chọn công nghệ đốt lò hơi

    • Lò hơi tầng sôi: Các loại nhiên liệu có chi phí sản xuất hơi thấp đều là các loại nhiên liệu có nhiệt trị thấp. Theo kinh nghiệm của thế giới hàng trăm năm qua thì để đốt các loại nhiên liệu có nhiệt trị thấp thì công nghệ lò hơi tầng sôi là lựa chọn tối ưu nhất để đảm bảo được hiệu suất cháy nhiên liệu và đảm bảo vấn đề môi trường. Công nghệ lò hơi tầng sôi cũng khá phổ thông và đã tự chủ được hoàn toàn công nghệ trong nước.
    • Lò hơi ghi xích: Công nghệ lò hơi ghi xích cũng là một lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng nhiên liệu đầu vào phải cao hơn như sau nhiên liệu phải được sấy khô về độ ẩm dưới 30% phần trăm, kích thước hạt liệu cũng không được nhỏ hơn 10 mm. Đây là hai đặc điểm khiến đường giá nhiên liệu sẽ tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất. Nếu không đảm bảo điều này thì hiệu suất cháy dữ liệu của hơi ghi xích không được cao và không hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường sẽ quy định của Việt Nam hiện hành.
    • Lò hơi ghi tĩnh: Nhiên liệu có kích thước lớn như củi cây, củi trấu, than cục lớn quá trình cấp nhiên liệu vào là hơi được sử dụng bằng phương pháp thủ công nên phụ thuộc khá nhiều vào người vận hành. Việc này dẫn đến hiệu suất của lò hơi ghi Tĩnh khá thấp, tiêu hao nhiên liệu cao, không ổn định về tiêu chuẩn môi trường. nhưng lợi thế của loại lò hơi ghi Tĩnh là chi phí đầu tư thấp hơn so với tầng Hơi sôi và lò hơi xích.

    Như vậy lựa chọn công nghệ lò hơi tầng sôi là giải pháp hợp lý nhất khi quý vị cần đầu tư mới hoặc thay thế lò hơi tại Việt Nam.

    Trên đây là những thông tin cơ bản so sánh nhiên liệu đốt lò hơi cơ bản và cách lựa chọn công nghệ đốt lò hơi để giúp quý khách hàng có thể lựa chọn được một phương án tối ưu chi phí sản xuất hơi thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.


    Mọi chi tiết  đặt hàng, tư vấn thiết kế, quý khách vui lòng gửi thông tin đến chúng tôi qua:

    GỌI NGAY: 0888 294 499

    Zalo: 0888 294 499

    MỜI GỬI EMAIL YÊU CẦU

    Website: fsp.com.vn

    Nhân viên công ty tiếp nhận trả lời tư vấn, báo giá sản phẩm 24/7

Nếu bạn có thắc mắc hay cần trợ giúp gì vui lòng để lại bình luận để Lâm Phan hỗ trợ nhé.

Trả lời